Họ có gia phả như nước có sử
Sử để chép công việc trong một nước
Gia phả để chép tổ tôn một họ lưu truyền
Ghi để về sau muôn nghìn năm
Giảng ghi rõ ràng muôn nghìn năm về trước
Bỏ gia phả thì không biết được
Họ ta từ lúc gây dựng họ trở lại
Trước gây dựng sau bồi đắp
Dưới nhận làm, trên dẫn xuống
Có thời gian khoa danh mở ấp như đời hậu Lê có giám sinh Bình Lục huyện tri huyện Vũ Đăng Dụng, lại có con hiệu sinh, có phụ công phong quan chính thất phẩm Vũ Ngọc Đạm. Bổ thụ đội trưởng Vũ Văn Thấp có siêng năng lưu danh, có nông trang tri phúc, việc ở đời đầy đủ, con cháu rất đông. Đồng thời hiện ngày nay già trẻ hơn ba trăm người, trong thơ có nói rằng “Bách thể bản chi” con cháu thiên ức, họ ta đều có. Vì người trước tích công làm nhân nên được vậy. Nhưng chúng ta có ngờ không, thử xem như họ Trần ở thượng thôn, cụ thuỷ tổ họ Trần, cụ thuỷ tổ họ Vũ ta là anh em. Trong sự tích có ghi rõ, ở ấp ta, họ ta lớn hơn mọi họ, mới đến ở tức từ đời vua Hùng Vương mà họ ta đứng đầu trong bốn giáp. Họ ta lại trước cả mọi cụ tổ.
Kể từ đời vua Hùng Vương đến nay, hơn bốn ngàn năm, xét thế hệ chưa biết bao nhiêu đời, há có lẽ không đúng. Nhưng vì trong nước có lúc trị lúc loạn, nhà có lúc thịnh lúc suy, đời đời biến đổi đó là lẽ thường.
Như nước Nam ta trước từ họ Hồng Bàng trở lại, nhưng từ nhà Đinh trở về trước chia hợp bất nhất, từ nhà Đinh trở về sau. Tuy có người nước Nam làm vua nước Nam, nhưng lúc trị lúc loạn không phải một lần. Lại như đời nhà Minh hoàng phúc tượng phụ bình Quý Lý chi rẽ nước ta hơn 16 năm gồm làm đại xã. Người nhà Minh còn gây nhiều phức tạp giết hại nước Nam gây lấy làm thậm tệ. Đến đời vua Lê thái tổ sau bình được Liễu Thăng, sứ nhà Minh tưởng là Hoàng Phúc, trở về nước nhà. Người dân mới được yên. Đến triều nhà Nguyễn ngày hôm tiên Đế hạ thành Nam, dân ta không chịu nộp lương, đến tết Nguyên đán, đêm ngày 5 đốt pháo để động thổ, tiên Đế ngờ dân ta phản tắc sai chi binh về thám thính xem động tĩnh. Tuy rằng có ông Hưng sư nói đỡ, nhưng tiên Đế không có lòng hiếu sinh thiên đệ, lại sai phương sư đến làm gây chiến sinh sự giết hại dân ta không phải là ít.
Xem như họ Mai, họ Vũ ở giáp cầu thì biết. Còn như việc từ đường gia phả hai việc đời trước họ ta có hay là không, hoặc gặp biến loạn thế nào không biết. Cứ như ngày nay mà nói thời từ trước đời vua Gia Long trở về trước, giỗ chạp đều ở nhà con trưởng, đến năm vua Minh Mệnh, mọi họ dần dẫn mới sửa sang từ đường. Họ ta lúc đó đã có từ đường, nhưng còn lợp cỏ gianh, chưa đầy đủ. Đến đời vua Tự Đức, họ ta cùng mọi người mới đổi dần dần làm từ đường, làm nhà ngói, sửa sang gia phả để nhất thời tế tự. Trước đến giờ thay đổi nhiều lắm, nhưng làm gia phả để đời đời nối dõi, mọi họ cũng như họ ta, trước sau đều như vậy. Bởi vì bao nhiều đời trước loạn ly, dân ta chỉ còn như tơ như tóc, mọi việc trước hết đều thuộc về loạn ly, mà ngày nay biết được đều nhờ người sau.
Bây giờ lại nọi họ ta, cứ như ngày nay mà nói thì từ cụ Giám sinh Vũ Đăng Dụng là cháu cụ Thuỷ tổ nhà ta. Cụ Giám sinh đồng thời quan Quận Công hậu thần cũng đều là con cháu cụ Thuỷ tổ trước mọi họ. Con cháu chẳng qua năm sáu mươi năm, còn như mở ấp trở về trước không còn đầy đủ, người dân cũng còn chưa đông. Như thời cụ Giám sinh đã có miếu Đông, miếu Tây, chùa Đông, chùa Tây cùng văn chỉ đã dựng lên nhiều việc tế tự như quan viên bốn giáp kỳ lão đương cai chia ra nhiều hạng người: thượng điền, kỳ phước, nhập tịch, xướng ca, có nhiều sự lệ xem thế đời giám sinh việc lễ nghĩa thôn ta đã tiệm đủ. Bây giời không phải là thời cụ tổ mở cấp, kể ra cách đã xa lắm, không biết bao ngàn năm, như thế đời ông Giám sinh đời đời kiếp kiếp khiếm thiếu không biết bao nhiêu mà kể.
Bây giờ tôi hậu sinh được hương Đảng tôn tộc phụ huynh truyền lại, biết được như thế. Vậy ngày nay chép lại làm gia phả. Tôi lại sợ để càng lâu càng mất việc thực, càng khó tìm, cho nên tôi làm gia phả này để ghi về sau. Gia phả này từ bốn đời về trước mất thiếu rất nhiều, bởi vì tôi nghe truyền mà biết, tự bấy giờ nên là sơ lược. Còn từ năm đời trở về sau cha truyền đều thấy rõ ràng như thế, trăm nghìn vẫn chỉ còn mười một phần để đời sau biết gia phả như vậy.
Xét thế hệ trước sau, dẫu không được nghe cũng rõ, còn được nghe sử lược mà kể trăm năm trở xuống còn được biết mấy trăm năm trở về trước nối dõi. Cũng như ta đến dòng dõi mới đến ???. Chép gia phả này làm bài tựa, còn nhờ người sau biết hơn thêm bớt sửa lại. Làm gia phả này từ năm ông Tự Đức 30 tuổi mùa thu còn để ở nhà, đến năm Đồng Khánh tam niên là năm Mậu Tý họ ta kỳ lão huynh khí hội họp thuận tình tu lại gia phả, biên theo ý đúng như nguyên bản, nhà tôi làm hai bản để làng công đồng họ, trưởng chi giữ một bản, thứ chi giữ một bản. Năm Đồng Khánh tam niên mùa thu ngày tốt, ông Thuỷ tổ thượng thôn họ Trần cùng với cụ Thuỷ tổ họ Vũ ta là anh em, tức ngày nay là tam vị tôn thần ở thượng thôn nguyên là người ở Kinh Môn phủ [Hải Dương] biết địa lý, bấy giờ hai anh em đi bộ đến huyện ta, ngày ấy gặp mưa rào, vào nghỉ ở miếu nhỏ, người anh ngủ mơ màng thấy một ông lão báo rằng “Quả Linh đất tốt có thể ở được”. Khi tỉnh dậy, hai anh em đến đất này xem xét sơn thuỷ, kiểu đất có ngũ ngư tiều vào hai anh em cùng thoả lòng ở đây. Còn họ Nguyễn, họ Đào, họ Đoàn đều đến sau. Thời bấy giờ đặt tên là Thượng Khu. Thời vua Hùng Vương, ông cụ tổ họ Trần và cụ tổ họ ta là anh em đều có quân công. Nhất phong Hoan Châu, Nhất phong Ái Châu, khu ấy lập làm tôn thần hàng năm tế tự, đến triều nhà Trần lại đổi thành thôn, cứ lấy thôn mà nói: thời trước từ đời ông Hùng Vương quý thế hay là sơ Liên hay là trung Liên không biết rõ.
Bài viết chép từ tài liệu Gia phả dòng họ (Quyển 2)
Lễ chạp tổ của dòng họ Vũ Đông
Tục xông đền, xông nhà thờ vào đêm giao thừa: Một nét đẹp văn hoá cần được gìn giữ
Kế hoạch tổ chức Chạp Tổ ngày 15 tháng Chạp năm Quý Mão
Kế hoạch tổ chức giỗ Tổ ngày 05 tháng 9 năm Quý Mão
Tuyên dương, khen thưởng con cháu trong dòng họ có thành tích trong học tập
Lễ hội “Thái bình xướng ca” đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia