Những trò chơi dân gian trong lễ Hội làng - Thi thả thơ

5/11/2023 | 561

Thả thơ là một trò vui tao nhã của giới sĩ phu vãn thân lúc đó. Có ban giám khảo do làng mời các bậc khoa cử như các cụ phó bảng, tiến sỹ, cử nhân ưong làng hoặc địa phương khác tham gia. Các cụ có thể ra những vế câu đối để người thi bắt và đối lại, ra đề bài thi làm thơ bát cú, tứ tuyệt, thậm chí ra cả đề làm các bài phú.

Mười bảy là ngày thi văn

Học trò gióng giả lĩnh vân vào làm.

Thả thơ là một trò vui tao nhã của giới sĩ phu vãn thân lúc đó. Có ban giám khảo do làng mời các bậc khoa cử như các cụ phó bảng, tiến sỹ, cử nhân ưong làng hoặc địa phương khác tham gia. Các cụ có thể ra những vế câu đối để người thi bắt và đối lại, ra đề bài thi làm thơ bát cú, tứ tuyệt, thậm chí ra cả đề làm các bài phú. Người thi bắt thăm các đề thì, có ghi thời khắc làm bài. Ban giám khảo theo thời khắc ghi trong trong bài mà thu bài rồi bình chấm. Nếu là thi thơ và câu đối thì có thể bình chấm ngay, nếu thi phú thì phải vào chiếu làm bài lâu hơn. Cuộc bình chấm thật là vui, người thi phải đọc bài của mình, các cụ trong ban giám khảo nói lên ý của mình bình chấm. Ai làm hay, làm đúng đều được thưởng. Theo tộc phả họ Phạm làng Hổ Sơn, tiến sỹ Phạm Duy Chất (đậu khoa Kỷ Hợi 1659), thưở học trò đã ra dự hội làng Gạo, vào thi bắt được đề thi là "Quả Linh phong thổ ký", ông đã làm bài phú ca ngợi cảnh đẹp đất Quả Linh nổi tiếng và đã trúng giải nhất kỳ thi của đám hội năm đó. Năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu đưa Cường Để và một số học trò miến Trung ra nhà ông Đốc Đàm Trí Trạch (làng Khổng Trạch, nay thuộc xã Liên Bảo, Vụ Bản) chuẩn bị xuất dương sang Nhật du học trong phong trào Đông Du, ngày hội làng Gạo vui quá, có hai cậu bé người Nghệ An ở nhà ông Đốc Trạch lén đi xem hội, đã dự hội thi thả thơ, làm câu đối được giải nhất của làng, dược dân làng Gạo mến phục.