5/11/2023 | 407
Kẻ Gạo là một làng cổ vùng ven biển xưa, nay nằm ở châu thổ sông Hồng, hình thành trong thời kỳ vua Hùng dựng nước, còn lưu giữ nền văn hoá dân gian phong phú dậm dà bản sắc dân tộc.
Kẻ Gạo là một làng cổ vùng ven biển xưa, nay nằm ở châu thổ sông Hồng, hình thành trong thời kỳ vua Hùng dựng nước, còn lưu giữ nền văn hoá dân gian phong phú dậm dà bản sắc dân tộc.
Vãn hoá làng Gạo rất phong phú. Nó mang đầy đủ tính chất tín ngưỡng cổ truyền (như vẫn còn duy trì lễ gạo, trứng, muối, tế thần nông...) kết hợp với những sinh hoạt văn hoá làng xã cổ xưa của vùng nông nghiệp lúa nước.
Điểu đặc sắc ở đây là văn hoá vật chất như kiến trúc điếm, đình, đền, chùa, Đám Hát còn đầy đủ. Rất ít làng còn duy trì được hàng chục cái điếm của xóm. Lâu nay ta coi điếm chỉ là nơi canh gác nhưng ở Quả Linh, còn nhiều điếm có nhiều tác dụng: vừa là nơi thờ tự (bản thổ tôn thần), vừa là nơi sinh hoạt văn hoá (chơi cờ, vật võ, đánh chắt, đánh ô), vừa là nơi bàn bạc việc xóm, vừa là nơi canh gác. Đám Hát, đình làng, đền làng, chùa làng là nơi để cả làng tê' lê, cầu kinh lễ phật, cả làng vui chơi mở hội. Thật đúng với câu ca thú chơi chợ xuân của huyện Thiên Bản:
Mồng một chơi tết ở nhà
Mồng hai chơi diêm, mồng ba chơi đình
Mồng bốn chơi chợ Quả Linh...
Đền làng ở đây gắn liên với Đám Hát, vừa tế lễ thần linh, vừa là nơi sinh hoạt văn hoá. Thần linh ở đây vừa là thiên thần, thần sấm tượng trưng cho thần nông nghiệp, lại vừa là nhân thần, 18 tổ tiên các dòng họ về đây khai điền lập ấp, sáng lập ra làng Kẻ Gạo.
Điều đặc sắc thứ hai là một làng còn lưu giữ rất nhiều trò chơi dân gian cổ truyền mang màu sắc vãn nghệ rất phong phú, đa dạng lôi cuốn đông đảo, có thể hàng nghìn quần chúng cùng tham gia các trò chơi, vừa mang tính trí tuệ (thả thơ), vừa mang tính văn nghê (ngâm thơ, múa rồng, ca hát), vừa mang tính dân dã ai cũng có thể tham gia.
Đấy là những nét đặc sắc, độc đáo của nền vãn hoá của một làng cổ mà làng Gạo còn duy trì bảo lưu được, vừa là văn hoá vật chất, đậm đà tính chất dân gian ít còn thấy được tương đối trọn vẹn như ở làng Gạo này.
Qua lễ hội 3 ngày được khôi phục sau 50 năm chiến tranh, tháng 3 năm Nhâm Thân (1992) và lễ hội tháng 3 năm Ất Hợi (1995), tất cả mọi hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng và vui chơi đều được thực hiện huy động hàng ngàn dân chúng nam phụ lão của làng Quả Linh tham gia, dược đoàn cán bộ của Viên văn nghệ dân gian Việt Nam về nghiên cứu, sưu tầm, chứng tỏ sức sôhg mạnh mẽ của nền văn hoá dân gian làng Gạo này.
Bùi Văn Tam - Khảo cứu 1997
Lễ chạp tổ của dòng họ Vũ Đông
Tục xông đền, xông nhà thờ vào đêm giao thừa: Một nét đẹp văn hoá cần được gìn giữ
Kế hoạch tổ chức Chạp Tổ ngày 15 tháng Chạp năm Quý Mão
Kế hoạch tổ chức giỗ Tổ ngày 05 tháng 9 năm Quý Mão
Tuyên dương, khen thưởng con cháu trong dòng họ có thành tích trong học tập
Lễ hội “Thái bình xướng ca” đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia